Giới thiệu khái quát Lễ Xây chầu

Theo sách Văn hóa tâm linh Nam Bộ thì Xây chầu còn gọi là khai tràng (chầu hát, trường hát), khai thiên lập địa, khai thông thái cực. Lễ này vốn bắt nguồn từ lễ Đại Bội, diễn ra trong cung đình nhà Nguyễn[2]. Sau, lễ truyền ra ngoài và trở thành nét đặc trưng của lễ hội ở đinh miếu Nam Bộ. Và người có công bày ra là Tả quân Lê Văn Duyệt, khi ông đang giữ chức Tổng trấn Gia Định thành. Người Hoangười Việt ở vùng đồng bằng sông Hồng không có lễ này [3].

Bàn về ý nghĩa lễ này, nhà văn Sơn Nam viết:

Tế lễ (thần) rồi, lại nghĩ đến việc cầu an, nhắc nhở dân làng phận sự làm người, tôn kính Trời Đất để mong gió thuận, mưa hòa, nước mạnh, ổn định, dân mạnh khỏe, kinh tế phát triển, nghề nông phát đạt. Nông nghiệp phát đạt là yếu tố căn bản để cho nhà vua ngồi vững trên ngôi báu, dân không nhiễm tật xấu,...Muốn ổn định thời tiết, ổn định trật tự xã hội, theo quan niệm xưa, phải tuân theo sự vận hành của Trời Đất mà kim chỉ Nam là Kinh Dịch, với thuyết Âm Dương, Bát Quái (Càn, Khảm, Cấn, Chấn…), Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Việc Xây Chầu nhắc nhở nguyên tắc ấy...[4]